Digital Branding và Digital Marketing – Nhầm lẫn không đáng có

Đối với hầu hết mọi người, các khái niệm về digital branding và digital marketing có thể gây nhầm lẫn vì những điểm tương đồng giữa hai khái niệm này thường làm lu mờ sự khác biệt. Nhưng để thiết lập một chiến lược marketing thành công cho doanh nghiệp của bạn, điều quan trọng là phải biết những khía cạnh độc đáo của cả hai khái niệm và hiểu được sự khác biệt.

Khác biệt giữa Digital Marketing và Digital Branding

Để giải thích vấn đề này, hãy cùng nhìn lại quy trình RSTP - Quy trình quản trị Marketing

Từ quy trình trên ta có thể thấy được rằng Branding thực chất là một hoạt động và là một nhiệm vụ của Marketing. Điều đó vẫn đúng đối với Digital Branding và Digital Marketing cho dù chúng được thực hiện trên một platform khác. Vì vậy sự khác biệt chúng ta có thể thấy digital marketing được thiết kế để thu hút cơ hội tiềm năng và bán sản phẩm thông qua nhiều hoạt động: Research, STP, Branding, …Trong khi đó, digital branding tồn tại bên trong quy trình đó để xây dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng (Brand Engagement).

Tiêu chí

Digital marketing

Digital branding

Mục tiêu chính

Tăng doanh số bán hàng, chuyển đổi khách hàng, tạo ra kết quả ngắn hạn

Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, giá trị cốt lõi, tạo dựng sự nhận diện và tương tác dài hạn

Tập trung vào

Tiếp cận đối tượng khách hàng cụ thể để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thông qua các chiến lược quảng cáo, tạo ra tương tác ngay lập tức

Tập trung nhấn mạnh về giá trị mang lại cho khách hàng, xác định nhận thức, giá trị, cảm nhận về thương hiệu, tạo sự tin cậy và tương tác tốt hơn

Đối tượng

Khách hàng mục tiêu

Công chúng mục tiêu

Thời gian thực hiện

Thường tập trung vào kết quả ngắn hạn, đưa ra hiệu ứng nhanh chóng

Thực hiện xuyên suốt, tạo dựng hình ảnh thương hiệu dài hạn, ổn định và tăng cường nhận thức về thương hiệu theo thời gian

Phương tiện truyền thông

Thường tập trung vào kết quả ngắn hạn, đưa ra hiệu ứng nhanh chóng

Thường tập trung vào kết quả ngắn hạn, đưa ra hiệu ứng nhanh chóng

Chỉ số đo lường

  • - Click-Through Rate (CTR) - Tỷ lệ nhấp (vào quảng cáo hoặc link)

- Conversion - Lượt chuyển đổi

- Bounce Rate - tỷ lệ người dùng rời trang

  • - Brand awareness - mức độ nhận diện thương hiệu

- Customer engagement - mức độ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

- Loyalty - Mức độ trung thành thương hiệu Sentiment Analysis - Phân tích cảm xúc....

Kết quả

Tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới, tăng cường sự nhận diện ngay lập tức

Tạo sự tin cậy, tương tác tốt hơn, tạo cảm xúc tích cực, khách hàng trung thành, ổn định thương hiệu

Thời gian và đầu tư

Tạo ra kết quả nhanh chóng, dễ đo lường ROI

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, ổn định thương hiệu, tăng cường giá trị dài hạn

Chất lượng nội dung

Đa dạng, tập trung vào bán hàng và tạo ra kết quả

Tập trung vào thông điệp, câu chuyện, giá trị thương hiệu, tạo cảm xúc và tương tác dài hạn

Tính nhất quán

Có thể thay đổi nhanh chóng theo chiến lược ngắn hạn

Cố định, ổn định và duy trì nhất quán theo thời gian, tạo lòng tin và nhận diện rõ ràng

Quản lý danh tiếng

Tập trung vào việc phản hồi, điều chỉnh nhanh chóng

Xây dựng danh tiếng từ việc cung cấp giá trị, trải nghiệm tích cực và lòng tin dài hạn

Hiểu chi tiết hơn về sự khác biệt giữa digital branding và digital marketing qua bảng so sánh sau: Thay vì chỉ đơn giản là nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ như digital marketing, thì digital branding giới thiệu tác động của thương hiệu ở mức độ tổng thể. Digital branding bày tỏ giá trị và văn hóa của thương hiệu - và tạo ra một liên kết ngầm giữa những yếu tố cốt lõi của thương hiệu đó và các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.

Kết hợp Digital Branding và Digital Marketing

Chúng ta hiện đang ở thời đại mà mọi thứ đều được kỹ thuật số hóa. Do đó, lựa chọn sáng suốt sẽ là tận dụng tối đa cả hai khái niệm và làm cho chúng hoạt động song song, bổ trợ nhau.

Sẽ rất hữu ích khi bắt đầu với việc xây dựng digital branding vì trước tiên bạn cần biết thương hiệu đó đại diện cho điều gì trước khi marketing tới công chúng. Digital branding sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn một bộ mặt và bản sắc riêng, giúp tạo ra một thành trì vững chắc trong lòng khách hàng. Khách hàng không muốn thấy hoạt động những marketing vô nghĩa mà thay vào đó họ cần mục đích rõ ràng mà chính digital branding sẽ mang lại được.

Việc tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng sẽ tạo ra một lượng khán giả sẽ lắng nghe những gì bạn nói. Những khách hàng trung thành theo dõi thương hiệu của bạn sẽ đứng đầu danh sách khách hàng mục tiêu của bạn. Bằng cách này, digital marketing cũng được thực hiện dễ dàng khi digital branding được hoàn thiện trước. Dưới đây là một số ví dụ về các công ty hàng đầu sử dụng tối đa cả digital branding và digital marketing.

Tesla

Với mức độ phổ biến mà Tesla và Elon Musk đã đạt được trong những năm gần đây, gần như không ai có thể đoán rằng công ty chỉ được thành lập vào năm 2003.

Ngay từ những buổi đầu tiên thành lập, công ty đã rõ ràng với mục đích của mình - "Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững". Gắn kết mục đích của công ty với một nguyên nhân lớn hơn đã làm nên điều kỳ diệu cho thương hiệu.

Với vấn đề nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang được tranh luận gần như hàng ngày, không có gì ngạc nhiên khi một công ty như Tesla nhận được sự chú ý. Trong khi Tesla bắt đầu với ô tô điện, giờ đây họ đã mở rộng mục đích sang các giải pháp lưu trữ và năng lượng sạch. Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng một công ty - với mục đích thương hiệu làm nền tảng.

Coca-Cola

Coca-Cola chỉ là một loại đồ uống giải khát, thế nhưng thương hiệu và hoạt động marketing của công ty đã biến Coca-Cola thành một thứ gì đó còn hơn thế nữa.

Trong một quảng cáo của Coca-Cola xuất bản năm 1971, chúng ta thấy những người thuộc các chủng tộc khác nhau đứng cùng nhau và hát bài hát "Tôi muốn mua cho thế giới một cốc Coke, tôi muốn dạy thế giới hát một cách hoàn hảo". Trong quảng cáo này, quảng cáo kết nối đồ uống giải khát với vấn đề phân biệt chủng tộc của thế giới.

Trong một quảng cáo khác, chúng ta thấy một chai Coke vô tình bị đổ trên máy chủ internet. Nó dẫn đến việc chuyển đổi tất cả những tin nhắn căm thù trên internet thành những tin nhắn yêu thương. Những loại quảng cáo này củng cố vị thế của Coca-Cola như một biểu tượng của tình yêu, sự chia sẻ và tình bạn.

Họ cũng đã duy trì tính nhất quán của thương hiệu để tạo ra sự tin tưởng và quen thuộc trong tiềm thức của khách hàng.

Tóm lại, Digital Branding và Digital Marketing có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Digital Branding là nền tảng cho Digital Marketing. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng hơn. Ngược lại, Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng nhận thức và lòng trung thành của khách hàng.

Share this post

Loading...